Khoa cơ khí - chế tạo | 12/07/2018 02:38 | 10372 lượt xem |

I. Chức năng - nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy học tập và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch đào tạo hàng năm của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học khi được phân công, tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tổ chức các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo.
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học viên thuộc đơn vị mình.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của hiệu trưởng, đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ xung, bảo trì trang thiết bị dạy và học.
- Thực hiện chế độ báo cáo các kết quả đào tạo, giáo dục định kỳ cho nhà trường theo quy định của hiệu trưởng.
II. Cơ cấu - tổ chức
- Trưởng khoa: Thạc sỹ Phạm Ngọc Hạnh - Điện thoại: 0944229711
- Giảng viên: 09
III. Ngành nghề giảng dạy và lịch sử
1. Nghề chế tạo thiết bị cơ khí
Từ năm 1977, nghề Lắp đặt thiết bị cơ khí được đưa vào chương trình giảng dạy. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo hàng vạn lao động có trình độ tay nghề cao, phẩm chất tốt để làm việc cho ngành Lắp máy Việt Nam và các ngành kinh tế quốc dân khác. Nhiệm vụ của nghề chế tạo cơ khí là chế tạo các hệ thống thông gió, cấp nhiệt, thiết bị lọc bụi, thiết bị bồn bể, si téc, bun ke, silô, băng tải, dàn khoan, cần trục, cột điện cao thế, cột thu phát thanh truyền hình, các chi tiết phi tiêu chuẩn......Hiện đã và đang đào tạo nghề ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp.
2. Nghề Lắp đặt ống công nghệ
Từ năm 1977, nghề Lắp đặt ống công nghệ được đưa vào chương trình giảng dạy. Qua 30 khóa học đã đào tạo hàng vạn lao động có trình độ tay nghề cao, phẩm chất tốt để làm việc cho ngành Lắp máy Việt Nam và các ngành kinh tế quốc dân khác. Nhiệm vụ của người thợ lắp đặt ống công nghệ là gia công, lắp đặt, vận hành và sủa chữa các hệ thống ống công nghệ và vận dụng như: Các chi tiết ống phi tiêu chuẩn, hệ thống đường ống thép với áp xuất cao, ống không gỉ, ống đồng, ống nhôm, ống bằng chất dẻo, hệ thống thông gió, cấp ngước ngoài trời, trong nhà, thiết bị vệ sinh và hệ thống nước thải công nghiệp ......Hiện đã và đang đào tạo nghề ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp. Mục tiêu đào tạo kỹ sư thực hành vào sau năm 2015.
3. Nghề cắt gọt kim loại
Từ năm 2002, nghề Cắt gọt kim loại được đưa vào chương trình giảng dạy. Qua 04 khóa học đã đào tạo hàng trăm lao động có trình độ tay nghề cao, phẩm chất tốt để làm việc cho ngành Lắp máy Việt Nam và các ngành kinh tế quốc dân khác. Người học nghề cắt gọt kim loạii được rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại máy: tiện, phay, bào, xọc, doa, mài...máy CNC để gia công các chi tiết theo yêu cầu......Hiện đã và đang đào tạo nghề ở 02 cấp trình độ: Trung cấp và Sơ cấp.
IV. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm
- Cao đẳng nghề: 50 Sinh viên
- Trung cấp nghề: 250 Học sinh
- Sơ cấp nghề: 50 Học sinh
V. Thành tích của khoa( tính từ 2008 đến nay)
- Thành tích của giáo viên:
- Giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia : 01
- Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ : 02
- Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh : 04
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường : 08
- Thành tích của học sinh:
+ Học sinh giỏi nghề cấp ASEAN;
- Học sinh. Lê Đình Hoàn: Ô.Khoá 28: Đạt huy chương vàng ASEAN: V năm 2004
- Học sinh. Lê Văn Thịnh: Ô.Khoá 30: Đạt chứng chỉ nghề xuất xắc ASEAN: VI năm 2004.
- Học sinh Nguyễn Văn Đức Cao đẳng khóa 5 Đạt Huy chương đồng ASEAN năm 2014. Nghề Lắp đặt ống công nghệ
+ Học sinh giỏi nghề cấp Quốc gia: 02 giải nhì; 01 giải ba
+ Học sinh giỏi nghề cấp Bộ xây dựng: 02 giải nhì; 01 giải ba
+ Học sinh giỏi nghề cấp Tỉnh: 03 giải nhất
Và nhiều học sinh đạt giải cấp trường các nghề
VI. Liên hệ:
- Văn phòng làm việc: Tầng 1 nhà C2